Trang chủ >

Thư viện

Đề tài “Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán của Việt Nam”

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thu Hiền

Đơn vị chủ trì: Tạp chí Chứng khoán

Mã Đề tài: UB.14.12

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng Giêng 2007, thể hiện nỗ lực tích cực, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Việc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu này đặt ra những cam kết cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực, trong đó có TTCK Việt Nam trong việc mở cửa thị trường theo lộ trình đã cam kết.  Cam kết mở cửa TTCK khi gia nhập WTO thể hiện định hướng mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tích cực gắn kết nền kinh tế trong nước với bối cảnh kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các cam kết cũng thể hiện định hướng hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng tài chính thế giới và khu vực. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực đàm phán với các nước để đi tới chính thức ký kết Hiệp định tự do hóa thương mại trong năm 2014. Đối với lĩnh vực TTCK, Việt Nam tham gia đàm phán trên cơ sở các bản chào về mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tại Chương Dịch vụ tài chính của Hiệp định.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác khác, cũng đòi hỏi cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán hoặc đặt ra các yêu cầu đối với cơ quan quản lý TTCK là UBCKNN. Đó là các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN, cơ chế hợp tác trong quản lý TTCK của IOSCO.

Các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết trong WTO và TPP đặt ra yêu cầu về việc mở cửa thị trường đối với một số các dịch vụ chứng khoán mà Chính phủ Việt Nam cam kết vẫn còn rất mới với nhiều tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động này còn đang trong giai đoạn mới hình thành và còn chưa đầy đủ. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách phải sửa đổi, bổ sung kịp thời, một mặt đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế, mặt khác tạo hành lang pháp lý cho tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài, đồng thời có biện pháp giám sát, quản lý thích hợp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của đề tài:

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là nhằm nghiên cứu các vấn đề cơ bản, bản chất của các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, rà soát khung pháp lý hiện hành theo các cam kết, từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế.

 Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở nghiên cứu bản chất, phạm vi, mức độ của các cam kết quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, kết hợp với phân tích thực trạng khung pháp lý của Việt Nam về TTCK, đề tài đặt mục tiêu cụ thể là xác định được những “khoảng cách” giữa các quy định trong khung pháp lý so với các yêu cầu của cam kết quốc tế, đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi nhằm đảm bảo cho các quy định pháp lý của Việt Nam về TTCK tuân thủ đầy đủ theo các cam kết quốc tế.

Nội dung đề tài:

Chương I: Tổng quan về các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương II: Rà soát khung pháp lý của Việt Nam theo các cam kết quốc tế và chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam.

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC CK VÀ TTCK

1.1.

Tổng quan về các cam kết của VN trong WTO

1.1.1.

Những vấn đề cơ bản về WTO

1.1.2.

Các cam kết của VN trong WTO về thương mại dịch vụ

1.2.

Tổng quan về các cam kết của VN trong TPP

1.2.1.

Những vấn đề cơ bản về TPP

1.2.2.

Các cam kết của VN trong TPP

1.3.

Tổng quan về các cam kết của VN trong các khuôn khổ hợp tác khác

1.2.1.

Những vấn đề cơ bản về TPP

1.2.2.

Các cam kết của VN trong TPP

1.3.

Tổng quan về các cam kết của VN trong các khuôn khổ hợp tác khác 

1.3.1.

Cam kết của VN trong khuôn khổ hợp tác tài chính ASEAN

1.3.2.

Trách nhiệm của UBCKNN VN trong khuôn khổ hợp tác IOSCO  

1.4.

Kinh nghiệm của một số nước và bài học cho VN

CHƯƠNG II.

RÀ SOÁT KHUNG PHÁP LÝ CỦA VIỆT NAM THEO CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ TTCK

2.1.

Thực trạng phát triển TTCK VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.1.1.

Thực trạng phát triển TTCK VN trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2.1.2.

Thực trạng khung pháp lý của VN về CK và TTCK

2.2

Rà soát khung pháp lý về CK và TTCK theo cam kết quốc tế

2.2.1.

Rà soát khung pháp lý theo các cam kết trong WTO

2.2.2.

Rà soát khung pháp lý theo các cam kết trong TPP

2.2.3.

Rà soát khung pháp lý theo các cam kết khác trong lĩnh vực CK và TTCK

2.3.

Mức độ tuân thủ của khung pháp lý theo các cam kết quốc tế

2.3.1.

Đánh giá mức độ tuân thủ của khung pháp lý theo các cam kết quốc tế

2.3.2.

Những vấn đề cần giải quyết nhằm đảm bảo tuân thủ theo các cam kết quốc tế về CK và TTCK

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ ĐẢM BẢO TUÂN THỦ CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN VÀ TTCK CỦA VIỆT NAM

3.1.

Quan điểm, định hướng, phạm vi và điều kiện của việc hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ cam kết WTO và TPP về TTCK

3.1.1.

Quan điểm và định hướng

3.1.2.

Phạm vi và điều kiện

3.2.

Các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo tuân thủ cam kết WTO và TPP

3.2.1.

Giải pháp tuân thủ cam kết quốc tế trong quá trình xây dựng LCK thế hệ hai

3.2.2.

Giải pháp tuân thủ cam kết quốc tế trong việc hoàn thiện các văn bản thực thi LCK

3.2.3.

Tổng hợp các đề xuất hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo tuân thủ cam kết quốc tế về CK và TTCK

3.3.

Các giải pháp triển khai thực hiện

3.3.1.

Nhóm giải pháp nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật về CK và TTCK

3.3.2.

Nhóm giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích cho phía VN trong tuân thủ các cam kết quốc tế về CK và TTCK

3.3.3.

Nhóm giải pháp trong phối hợp với các nước

3.3.4.

Xây dựng kế hoạch hành động để triển khai các giải pháp

KẾT LUẬN

 

(Nguồn Thư viện SRTC)