Trang chủ >

Nghiên cứu - Phân tích

Thông tin kinh tế tài chính từ ngày 11/03/2024 đến ngày 15/03/2024

Tin kinh tế vĩ mô

Ngày 14/03/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tại hội nghị, NHNN báo cáo năm 2023 đã triển khai quyết liệt, đồng bộ và kịp thời các giải pháp tiền tệ, tín dụng nhằm góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho SXKD, phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn hệ thống ngân hàng. Lạm phát được kiểm soát bình quân ở mức 3,25%; lãi suất của các giao dịch phát sinh mới cuối năm 2023 giảm hơn 2,5%/năm so với đầu năm.

Đến cuối năm 2023, TD toàn nền kinh tế tăng 13,78% so với cuối năm 2022; cơ cấu TD tiếp tục tập trung cho lĩnh vực SXKD, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng, TD đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, trong 2 tháng đầu năm 2024, TD nền kinh tế giảm 0,72% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, tốc độ giảm của tháng 2 đã chậm lại (-0,05%) so với tháng 1 (-0,6%). NHNN cho biết, mức giảm TD nằm ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, chỉ có 2 lĩnh vực tăng trưởng trong 2 tháng đầu năm, đó là BĐS tăng 0,23% và chứng khoán tăng 2,56% so với cuối năm 2023. NHNN cũng nêu ra một rủi ro đáng quan tâm đối với hoạt động ngân hàng, đó là, việc huy động vốn qua cổ phiếu, trái phiếu, FDI tăng thấp so kỳ vọng do những khó khăn trên thị trường trái phiếu, BĐS chưa được giải quyết căn cơ, triệt để, ... khiến nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tiếp tục tập trung vào TD ngân hàng (tỷ lệ Tín dụng/GDP tăng cao, cuối năm 2023 đạt khoảng 133%, tăng so với mức 125% cuối năm 2022), tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ.

Tại Hội nghị, NHNN cũng đã báo cáo các khó khăn trong việc cấp TD những tháng đầu năm. Những nguyên nhân khách quan gồm: (i) yếu tố thời vụ khi nhu cầu vốn TD thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước Tết nguyên đán, quy mô TD khó tăng trưởng nhanh trong đôi tháng đầu năm; (ii) cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn ở mức thấp (nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động do sức ép giá cả vật liệu tăng, thiếu đơn hàng, chi phí SXKD cao, nhu cầu vay vốn suy giảm; người dân tăng dự phòng và giảm vay chi tiêu; mức độ tăng/giảm TD của hệ thống phụ thuộc khá lớn vào mức tăng/giảm của TD BĐS khi khoản này chiếm tới 21% tổng dư nợ TD, …); (iii) một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn; nhất là đối tượng DN nhỏ và vừa do quy mô vốn nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, các giải pháp tăng tiếp cận TD thông qua Quỹ Bảo lãnh TD, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, ... chưa thực sự phát huy hiệu quả; (iv) Các TCTD gặp khó khăn trong triển khai một số chương trình, chính sách TD như: đối với Chương trình 120.000 tỷ đồng, các quy định pháp luật liên quan đến dự án nhà ở xã hội (quỹ đất, trình tự, thủ tục mua bán, định giá, …) còn nhiều vướng mắc; số lượng dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư rất ít; một số điều kiện đối với người mua nhà không còn phù hợp; đối với các gói cho vay tiêu dùng, thu nhập của người lao động sụt giảm trong bối cảnh thất nghiệp, mất việc làm tăng cao nên không có nguồn để trả nợ dẫn đến cầu TD tiêu dùng giảm; (v) khả năng huy động vốn trung, dài hạn của TCTD còn thấp so với nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế.

Về nguyên nhân chủ quan, NHNN cho rằng, một số TCTD còn thận trọng trong thực hiện cấp TD do nợ xấu tăng; một số khoản nợ cũ lãi suất cao chậm được điều chỉnh giảm để hỗ trợ DN và cá nhân vay vốn; một số TCTD quy trình thủ tục cho vay vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp quá thận trọng; việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường BĐS đang trầm lắng.

Chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Mục tiêu tổng quát đã được đề ra trong Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Một số mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ở mức 4,0 - 4,5%; tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các NHTM yếu kém) dưới 3%; tăng trưởng TD đạt 15%, ...

Định hướng chỉ đạo, điều hành ngành ngân hàng, Thủ tướng khái quát bằng ba cụm từ: "5 tăng", "5 giảm", "5 tăng tốc, bứt phá": "Năm tăng" gồm: tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ TD, nhất là đối với DN vừa và nhỏ, các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; tăng tháo gỡ vướng mắc pháp lý và chất lượng TD; tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Nhà nước, NH, DN và năng lực quản trị điều hành của NH, của thị trường tài chính; tăng công khai, minh bạch về lãi suất huy động, cho vay và chống TD đen; tăng cường giám sát kiểm tra và phòng ngừa rủi ro, chống tham nhũng, tiêu cực. "Năm giảm" gồm: Giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí giao dịch, hoạt động; giảm thủ tục hành chính; giảm phiền hà, sách nhiễu; giảm tiêu cực, lợi ích nhóm, "sân sau", … "Năm tăng tốc, bứt phá" gồm: Tăng tốc, bứt phá về số hóa; tăng tốc, bứt phá về chất lượng dịch vụ; tăng tốc, bứt phá về chất lượng nguồn nhân lực; tăng tốc, bứt phá về hạ tầng ngân hàng; tăng tốc, bứt phá về phục vụ SXKD, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế.      

Thị trường Tiền tệ 

- Thị trường ngoại tệ

Thị trường ngoại tệ trong tuần từ 11-15/3, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh giảm đầu tuần rồi tăng trở lại ở các phiên cuối tuần. Chốt ngày 15/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 23.979 VND/USD, giảm nhẹ 17 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết giá mua USD ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD cuối tuần được niêm yết ở mức 25.127 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Tỷ giá liên ngân hàng trong tuần từ 11 - 15/3 tăng dần qua từng phiên. Kết thúc phiên 15/3, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24.720 VND/USD, tăng 80 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tuần qua, đồng USD đã nhận được sự hỗ trợ sau khi chỉ số giá tiêu dùng, giá sản xuất và dữ liệu doanh số bán lẻ của Mỹ được công bố mạnh hơn dự kiến, điều này làm tăng đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ dành thời gian để giảm lãi suất. USD Index (DXY) hiện ở mức 103,43. Tỷ giá EUR/USD giảm 0,04% ở mức 1,0878. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,11% ở mức 1,2738. Tỷ giá USD so với Yen Nhật tăng 0,1% ở mức 148,45.

- Thị trường nội tệ

Nhìn lại đợt phát hành tín phiếu gần nhất là giai đoạn 21/9 - 8/11/2023, NHNN đã phát hành tổng cộng 360.345 tỷ đồng tín phiếu trong 35 phiên liên tiếp. Trong đó, mức hút ròng (khối lượng tín phiếu phát hành lũy kế - khối lượng tín phiếu đáo hạn lũy kế) cao nhất trong giai đoạn này là 255.600 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch 18/3/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục chào thầu thành công gần 15.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày cho 12 thành viên thị trường với lãi suất 1,4%/năm. Đây là phiên thứ 6 liên tiếp Nhà điều hành chào bán tín phiếu để hút bớt thanh khoản hệ thống ngân hàng với tổng khối lượng lũy kế đạt gần 90.000 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được NHNN bắt đầu bơm trả hệ thống từ ngày 8/4.

Như chúng tôi đã đưa tin trước đó, NHNN đã chào bán tín phiếu trở lại từ phiên 11/3 sau hơn 4 tháng tạm dừng. Việc khởi động lại hoạt động chào bán tín phiếu cho thấy định hướng hút bớt thanh khoản dư thừa trong hệ thống ngân hàng của Nhà điều hành, qua đó thúc đẩy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng tăng, gián tiếp kiềm hãm đà tăng của tỷ giá USD/VND – vốn đang chịu nhiều áp lực và đang được giao dịch mức cao lịch sử.

Khối lượng trúng thầu trong 6 phiên vừa qua đều đạt gần 15.000 tỷ đồng/phiên và lãi suất trúng thầu là 1,4% (mức tương đối cao so với giai đoạn trước đó là gần 10.300 tỷ và 1,05%) cho thấy NHNN tương đối "mạnh tay" trong hoạt động hút thanh khoản.

Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại quay đầu giảm trong 2 phiên giao dịch cuối tuần qua. Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90% giá trị giao dịch) đã giảm về còn 0,79% trong phiên 15/3 từ mức 1,21% ghi nhận tại phiên 14/3 và 1,47% vào phiên 13/3.

Lãi suất các kỳ hạn chủ chốt khác cũng có xu hướng giảm như: kỳ hạn 1 tuần giảm từ 1,68% xuống 1,1%; kỳ hạn 2 tuần giảm từ 1,81% xuống 1,43%; kỳ hạn 1 tháng giảm từ 2,01% xuống 1,6%.

Việc lãi suất liên ngân hàng giảm trở lại đi cùng số lượng thành viên tham gia chào thầu tín phiếu vẫn ở mức khá cao phản ánh thanh khoản hệ thống vẫn còn khá dồi dào. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng NHNN tiếp tục phát hành thêm tín phiếu trong thời gian tới.

Nhìn lại đợt phát hành tín phiếu gần nhất là giai đoạn 21/9-8/11/2023, NHNN đã phát hành tín phiếu trong 35 phiên liên tiếp với khối lượng tổng cộng 360.345 tỷ đồng. Trong đó, mức hút ròng (khối lượng tín phiếu phát hành lũy kế - khối lượng tín phiếu đáo hạn lũy kế) cao nhất trong giai đoạn này là 255.600 tỷ đồng.

Sau khi NHNN hút tiền về, tỷ giá bắt đầu giảm và duy trì đà đi xuống đến cuối tháng 11/2023. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng mạnh lên hơn 2% trong giai đoạn 21/9 - 25/10/2023 – phản ứng với động thái hút tiền. NHNN đã dừng phát hành tín phiếu từ phiên 9/11/2023 khi tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt và bơm trả dần số tiền đã hút ra khỏi hệ thống trước đó.

Đối với đợt phát hành từ ngày 11/3/2024, giới phân tích cho rằng lý do NHNN trở lại sử dụng công cụ tín phiếu là để hỗ trợ cho tỷ giá khi tỷ giá vừa qua tăng mạnh do: (1) chênh lệch lãi suất đồng USD và VNĐ vẫn còn cao; (2) chỉ số DXY-Index tăng (nhưng vẫn ở mức thấp 102.8); (3) Fed phát tín hiệu lùi thời điểm hạ lãi suất từ quý 1 sang quý 2/2024.

Động thái phát hành tín hiếu của NHNN được đánh giá là hợp lý và là bước đi "tiên hạ thủ vi cường" trước cuộc họp sắp tới của Fed. Trong trường hợp, Fed có những động thái cứng rắn về chính sách tiền tệ và đồng Dollar theo đó tăng mạnh, NHNN đã có những động thái phản ứng trước, có dư địa và ở thế chủ động hơn để ứng phó. Còn nếu định hướng của Fed bớt "diều hâu" và liên thị trường bình ổn, NHNN có thể ngưng hút ròng và bơm dần trở lại lượng tiền đã hút.

Hoạt động hút ròng tín phiếu là một hoạt động nghiệp vụ, công cụ điều tiết và không có hàm ý đảo chiều chính sách. Mục tiêu ngắn hạn khi NHNN phát hành tín phiếu là điều tiết thanh khoản trên thị trường trong ngắn hạn để tác động đến tỷ giá. Trong dài hạn, việc phát hành tín phiếu để ổn định tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, để phục vụ cho mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ.

Trước đó, trong giai đoạn 2018-2023, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ này đều đặn nhiều lần trong năm. NHNN đã thực hiện hút ròng trung bình khoảng 9,7 lần/năm trong giai đoạn này, số ngày từ đầu chu kỳ đến cuối chu kỳ trung bình/đợt là khoảng 13,4 ngày. Giá trị hút ròng trung bình/chu kỳ đạt 43.385 tỷ đồng. Giá trị hút ròng lớn nhất/chu kỳ là 191.100 tỷ đồng vào năm 2022. Dự báo quy mô hút ròng (khối lượng tín phiếu phát hành lũy kế - khối lượng tín phiếu đáo hạn lũy kế) cao nhất giai đoạn này có thể vào khoảng 150.000 tỷ đồng. Quy mô phát hành tín phiếu đợt này có thể tương đương hoặc ít hơn so với giai đoạn tháng 9/2023 do tín dụng sẽ sớm tăng trở lại khiến thanh khoản hệ thống không còn quá dư thừa.

Thị trường Vàng

Tuần qua, giá vàng SJC biến động tăng giảm liên tục. Trong khi giá vàng thế giới giảm hơn 1% sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy Fed khó có thể hạ lãi suất sớm. Tính chung tuần, giá vàng trong nước vẫn giảm 200.000 - 700.000 đồng/lượng tại các của hàng được khảo sát. Hiện tại, giá mua vào cao nhất của vàng miếng SJC ở mốc 79,7 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao nhất là 81,7 triệu đồng/lượng. Sự biến động mạnh của giá vàng trong nước, có sự chênh lệch cao giữa giá vàng SJC và các thương hiệu khác, đã tác động tiêu cực đến an toàn thị trường tài chính, tiền tệ và tâm lý xã hội.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (24.890 đồng), giá vàng thế giới tương đương 64,62 triệu đồng/lượng, thấp hơn 17,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Thị trường Chứng khoán

- Thế giới

S&P 500 giảm 2 tuần liên tiếp, chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Sáu (15/03) và ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp, với nhóm cổ phiếu công nghệ chịu áp lực do những lo ngại về lạm phát vẫn là trọng tâm trước khi cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) diễn ra vào tuần tới.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/03, chỉ số S&P 500 lùi 0.65% xuống 5,117.09 điểm. Chỉ số Dow Jones mất 190.89 điểm (tương đương 0.49%) còn 38,714.77 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite rớt 0.96% xuống 15,973.17 điểm.

S&P 500 giảm 0.13% trong tuần này. Dow Jones hạ 0.02% trong tuần và Nasdaq Composite mất 0.7%.

Các cổ phiếu công nghệ đa số chìm trong sắc đỏ, với cổ phiếu Amazon và Microsoft đều giảm hơn 2%. Cổ phiếu Apple và Alphabet cũng suy giảm. Cổ phiếu Nvidia biến động mạnh trong tuần này khi nhà đầu tư lo ngại về việc định giá cổ phiếu và chốt lời, cuối phiên cổ phiếu này giảm nhẹ nhưng vẫn tăng 0.4% trong tuần.

Nhà đầu tư vẫn hết sức cảnh giác sau hàng loạt dữ liệu từ đầu tuần. Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 2, một thước đo lạm phát bán buôn, tăng mạnh hơn dự báo. Dữ liệu này đã giúp thúc đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 22 điểm cơ bản trong tuần này, khi nhà đầu tư tự hỏi liệu dữ liệu kinh tế gần đây có quá mạnh để Fed nới lỏng chính sách tiền tệ hay không. Fed sẽ bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào ngày 19/03.

Theo chiến lược gia tỷ giá và ngoại hối toàn cầu Macquarie tại Thierry Wizman, các báo cáo kinh tế gần đây có thể đặt ra câu hỏi liệu Fed có cảm thấy lạm phát đã hạ nhiệt đủ để bắt đầu hạ lãi suất vào cuối năm nay và có thể nâng lãi suất vay dài hạn hay không.

Thị trường đang dự báo xác suất 99% ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tuần tới, theo công cụ CME FedWatch.

- Trong nước  

Chứng khoán tuần 11-15/03/2024 áp lực từ khối ngoại tăng cao. VN-Index kết tuần tăng điểm tốt đồng thời khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền trên thị trường đang giao dịch tích cực. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh từ khối ngoại trong tuần qua sẽ tiếp tục gây cản trở cho chỉ số trong việc duy trì đà tăng.

Các chỉ số chính giảm trong phiên cuối tuần, kết phiên, VN-Index giảm 0.48 điểm, về mức 1,263.78 điểm; HNX-Index giảm 0.14 điểm, kết phiên về mức 239.54 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tổng cộng tăng 16.43 điểm (+1.32%), HNX-Index tăng 3.22 điểm (+1.36%).

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch không mấy lạc quan khi đà tăng bị chững lại kèm theo đó bắt đầu xuất hiện nhịp giảm vào 2 phiên cuối tuần. Bên cạnh đó, khối ngoại thực hiện chuỗi bán ròng mạnh liên tiếp trong tuần qua càng khiến cho tâm lý bi quan của nhà đầu tư tăng cao. Kết phiên, VN-Index đóng cửa với mức giảm 0.48 điểm, tương đương 0.04%.

Xét theo mức độ đóng góp, GVRGAS và BID là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp gần 3.5 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, VICVCB và VHM là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng VIC đã lấy đi hơn 1.4 điểm của chỉ số.

Kết phiên giao dịch trong ngày 15/03/2024, chỉ số giảm nhẹ dưới mức tham chiếu và bao trùm sắc đỏ hầu hết các nhóm ngành. Xét về nhóm ngành, sản phẩm cao su và bán buôn là hai ngành hút tiền nổi bật. Với nhóm sản phẩm cao su, các mã cổ phiếu vẫn giữ mức tăng tốt từ đầu phiên như DRC (+1.33%), CSM (+6.47%), SRC (+1.7%), BRC (+3.26).

Về nhóm bán buôn cũng ghi nhận đóng góp tích cực cho chỉ số như PLX (+0.8%), DGW (+4.39%), HHS (+1.07%), VFG (+6.93%), PET (+3.89%),…

Ngược lại, nhóm ngành bất động sản không mấy tích cực khi ghi nhận mức giảm 0.96%. Điều này tác động đến các mã cổ phiếu như BCMVREKDHKBCNLG đều nhuộm sắc đỏ.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 2,376 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 2,288 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 88 tỷ đồng trên sàn HNX.

TCO tăng 25%: TCO ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 25%. Cổ phiếu liên tục tăng mạnh với sự xuất hiện của mẫu hình nến Rising Window và White Marubozu kèm theo khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang giao dịch rất sôi động.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng quá mua (overbought) nên cẩn trọng trong thời gian tới nếu rủi ro điều chỉnh xuất hiện trở lại.

SFG giảm 9.46%: SFG trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi giảm điểm 4/5 phiên. Đồng thời khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp cho thấy sự thận trọng đang chi phối tâm lý nhà đầu tư. Ngoài ra, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đang cho tín hiệu bán nên đà giảm sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

- Thị trường Upcom

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại đã bán ròng 5 phiên liên tiếp. Tổng cộng, khối này đã bán ròng 5,39 triệu đơn vị, trong khi tuần trước mua ròng 260.280 đơn vị; tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 152,45 tỷ đồng, tăng gấp gần 7 lần so với tuần trước.

Trong đó, khối này mua vào 3,16 triệu đơn vị, giá trị đạt 112,93 tỷ đồng (giảm 30,35% về lượng và 17,79% về giá trị so với tuần trước) và bán ra 8,55 triệu đơn vị, giá trị 265,38 tỷ đồng (tăng gấp đôi về lượng và tăng 68,91% về giá trị so với tuần trước).

Chỉ số

Điểm

KLGD

(triệu đơn vị)

GTGD

(tỷ đồng)

KLGD bình quân/

phiên trong tuần

GTGD bình quân/ phiên trong tuần

Vn-Index

1,263,78

1,067,614,441

27,961,99

983,845,215

25,275,50

HNX-Index

239,54

114,319,402

2,345,22

114,630,424

2,389,18


Nguồn: Phòng Phân tích và Dự báo, SRTC