Trang chủ >

Nghiên cứu - Phân tích

Thông tin kinh tế tài chính từ ngày 18/03/2024 đến ngày 22/03/2024

Tin kinh tế vĩ mô

Một số ngân hàng trung ương lớn trên thế giới có các cuộc họp chính sách tiền tệ quan trọng trong tháng 3. Động thái chính sách của các ngân hàng trung ương này trái chiều do bối cảnh riêng của từng quốc gia, khu vực kinh tế, đáng chú ý nhất là cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Mặc dù vậy, có thể dự báo cắt giảm lãi suất chính sách sẽ là xu hướng chủ đạo của thế giới năm 2024.

Fed nâng triển vọng kinh tế và lạm phát trong năm 2024, tuy nhiên vẫn không thay đổi dự báo về việc cắt giảm lãi suất chính sách. Cụ thể, trong cuộc họp hai ngày 19-20/3, Fed nâng triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2024 lên mức 2,1%, tích cực hơn nhiều so với mức 1,4% đưa ra hồi tháng 12/2023. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi PCE cuối 2024 cũng được cơ quan này nâng lên mức 2,6% từ 2,4% của dự báo kỳ trước.

Bên cạnh đó, thị trường lao động Mỹ cũng liên tục tạo ra việc làm phi nông nghiệp mới một cách ổn định trong những tháng vừa qua. Fed dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cuối năm chỉ ở mức 4,0%, thấp hơn một chút so với mức 4,1% theo dự báo trước. Những dự báo trên cho thấy kinh tế Mỹ đang thực sự chịu được áp lực từ môi trường lãi suất cao và nhiều khả năng sẽ hạ cánh mềm khi lạm phát hướng tới mục tiêu và Fed cắt giảm lãi suất chính sách trở lại.

Về chính sách tiền tệ, trong cuộc họp vừa qua, Fed giữ nguyên dự báo lãi suất chính sách cuối năm 2024 sẽ đứng ở mức khoảng 4,6% (tức trong khoảng 4,5% - 4,75%), giảm 75 điểm cơ bản so với mức hiện tại là 5,25% - 5,50%, không thay đổi so với dự báo trước đây.

Chủ tịch Fed Jerome Powell sau cuộc họp cũng phát biểu cho rằng cơ quan này đã đạt được những bước tiến lớn trong kiểm soát lạm phát, nhưng con đường phía trước vẫn còn “gập ghềnh”. Quan trọng hơn, ông nhận định lãi suất chính sách nhiều khả năng đã đạt đỉnh và việc cắt giảm lãi suất chính sách trong năm nay là điều hợp lý.

Trái chiều với động thái của Fed, BoJ nâng lãi suất chính sách lần đầu tiên sau 17 năm. Tại cuộc họp tuần qua, ngày 19/3, BoJ nhận định lạm phát tại Nhật Bản có thể vượt lên mức 2,0% một cách ổn định trong năm 2024. Dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần của nước này thực chất đã vượt qua ngưỡng 2,0% trong hơn một năm qua. Bên cạnh đó, trong đợt đàm phán lương gần đây, các công ty lớn tại Nhật Bản cũng đồng ý tăng lương cho người lao động lên mức cao nhất trong vòng 33 năm.

Các yếu tố trên là nguyên nhân chủ yếu khiến BOJ quyết định nâng lãi suất chính sách lên mức 0,1% từ mức -0,1% đã áp dụng từ đầu năm 2016. Đây cũng là lần đầu tiên BoJ có thể tăng lãi suất chính sách trở lại sau 17 năm.

Ngoài ra, BoJ cũng tiến hành thu hẹp và tiến tới chấm dứt biện pháp nới lỏng định lượng QE trong vòng 1 năm tới. Củng cố thêm cho quan điểm của BoJ, trong báo cáo ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản cho biết GDP của nước này tăng nhẹ 0,1% trong quý 4/2023, trái với dự báo giảm nhẹ 0,1%.

Các quan chức nước này nhận định, kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ vừa phải, và hy vọng tăng trưởng tiền lương sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng (chiếm 50% quy mô GDP) tiếp tục được cải thiện dù lãi suất được BoJ nâng nhẹ.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng trung ương Úc (RBA) cùng tạm thời giữ quan điểm thận trọng. Các ngân hàng trung ương này cũng họp chính sách tiền tệ trong tháng 3, đều không thay đổi lãi suất chính sách lần lượt ở mức 4,75%, 5,25% và 4,35%, trong khi chờ đợi thêm các dữ liệu về lạm phát và kinh tế trong tương lai để đưa ra động thái tiếp theo.

GDP của cả 3 khu vực này đều có dấu hiệu rất yếu ở quý cuối 2023, lần lượt là đi ngang, suy giảm -0,3% và tăng nhẹ 0,2% so với quý trước. Lạm phát cũng có những dấu hiệu hạ nhiệt nhanh chóng hơn, lần lượt chỉ còn tăng 2,6%, 3,3% và 3,4% so với cùng kỳ trong tháng Hai vừa qua, không còn cách quá xa mục tiêu lạm phát 2,0% mà cả 3 ngân hàng trung ương cùng theo đuổi.

Nhìn chung, ngoại trừ câu chuyện riêng của Mỹ và Nhật Bản, các nền kinh tế phát triển khác đều đang cùng chung bối cảnh tăng trưởng yếu ớt và lạm phát đang hạ nhiệt dần theo thời gian. ECB, BoE và RBA đều đang chịu áp lực cắt giảm lãi suất chính sách nếu muốn hỗ trợ kinh tế hồi phục. Vấn đề của các ngân hàng trung ương này hiện tại chỉ là thời điểm thích hợp để hành động, tránh rủi ro áp lực lạm phát gia tăng trở lại. Theo đó, thời điểm mà Fed đưa ra động thái cắt giảm lãi suất chính sách (nhiều khả năng là tháng 6/2024) sẽ rất quan trọng (dù có thể đến sau ECB, BoE và RBA), đánh dấu chính sách tiền tệ trên thế giới bước vào giai đoạn đảo chiều trên diện rộng

Thị trường Tiền tệ 

- Thị trường ngoại tệ

Thị trường ngoại tệ trong tuần 18-22/3, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh theo xu hướng tăng. Chốt ngày 22/3, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.003 VND/USD, tăng 24 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết tỷ giá mua ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD cuối tuần được niêm yết ở mức 25.153 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Tỷ giá liên ngân hàng trong tuần từ 18-22/3 tiếp tục tăng dần qua hầu hết các phiên. Kết thúc phiên 22/3, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 24.770 VND/USD, tăng 50 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng - giảm đan xen trong tuần qua. 

USD lên giá mạnh trong tuần qua. USD Index hiện ở mức 104,38. Tỷ giá EUR/USD tăng 0,01% ở mức 1,0811. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,03% ở mức 1,2597. Tỷ giá USD so với Yen Nhật giảm 0,16% ở mức 151,22.  Chỉ số DXY đã giao dịch gần mức cao nhất trong ba tuần và đang hướng tới tuần tăng thứ hai liên tiếp.

Đồng USD tăng mạnh khi kết thúc phiên giao dịch tuần sau khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ bất ngờ cắt giảm lãi suất khiến Cục Dự trữ Liên bang trở thành ngân hàng trung ương có quan điểm diều hâu hơn cả.

Trong cuộc họp hai ngày 19-20/3, Fed nâng triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2024 lên mức 2,1%. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân lõi PCE cuối 2024 cũng được cơ quan này nâng lên mức 2,6% từ 2,4% của dự báo kỳ trước. Bên cạnh đó, Fed dự báo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cuối năm chỉ ở mức 4,0%, thấp hơn một chút so với mức 4,1% theo dự báo trước. Những dự báo trên cho thấy kinh tế Mỹ đang thực sự chịu được áp lực từ môi trường lãi suất cao và nhiều khả năng sẽ hạ cánh mềm khi lạm phát hướng tới mục tiêu và Fed cắt giảm lãi suất chính sách trở lại.

- Thị trường nội tệ

Ngân hàng Nhà nước hút ròng 130.000 tỷ đồng, tỷ giá vẫn nóng. Bất chấp nỗ lực phát hành tín phiếu hút ròng 9 phiên liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất trúng thầu vẫn liên tục sụt giảm. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường vẫn neo Tính đến phiên hôm qua, NHNN đã hút về 130.000 tỷ đồng qua 9 phiên phát hành tín phiếu liên tiếp (từ 11-21/3). Bất chấp nỗ lực hút ròng của NHNN, lãi suất vẫn liên tục giảm. Lãi suất qua các phiên đầu tiên duy trì ở mức 1,4%/năm, nhưng phiên hôm qua chỉ còn 1,32%.

Sáng nay, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng tiếp tục bật tăng khi chỉ số USD Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,57%, vượt đạt mốc 104 điểm. USD bán ra tại các ngân hàng dao động quanh mức 24.960 đồng/USD, riêng giá bán USD bằng tiền mặt vượt 25.000 đồng/USD.

Từ đầu năm đến nay, giá USD niêm yết tại các ngân hàng tăng khoảng 1,8%, riêng USD trên thị trường tự do tăng gần 4%. Nguyên nhân lớn nhất khiến tỷ giá tăng là do chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và USD. Sự chênh lệch này khó được rút ngắn một khi Fed chưa hạ lãi suất. Do đồng USD mạnh lên (tăng 2%) khi nền kinh tế Mỹ phục hồi ấn tượng, thậm chí không suy thoái mà còn tăng trưởng khoảng 2,5% trong năm vừa qua. Fed dự kiến sẽ hạ lãi suất chậm hơn so với kỳ vọng ban đầu. Do đó, chênh lệch lãi suất giữa đồng USD so với các đồng tiền khác vẫn ở mức cao. Ngoài ra, đầu năm là thời điểm một số doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước. Đây là một yếu tố mang tính mùa vụ và có tác động làm tăng nhu cầu về mua bán ngoại tệ. Thứ ba, có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ khi tỷ giá có biến động.

Mặc dù vậy, chuyên gia này cho rằng, tỷ giá sẽ bớt nóng vào nửa cuối năm nay, khi Fed giảm lãi suất. Biên độ biến động tỷ giá năm nay dự báo sẽ không lớn.  

Liên quan đến động thái liên tục hút ròng của NHNN, vừa làm giảm bớt sự dư thừa thanh khoản của hệ thống, vừa hỗ trợ tỷ giá.   

Với diễn biến tỷ giá, tín dụng như hiện nay, NHNN không cần và không nên giảm tiếp lãi suất điều hành. Nếu giảm tiếp, mức độ chênh lệch lãi suất USD/VNĐ giãn ra, lại càng gây áp lực tỷ giá. Biên độ biến động tỷ giá năm nay sẽ nằm trong mức an toàn và không tác động tới các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.  Hiện tại, cán cân thanh toán, cán cân ngoại tệ của Việt Nam vẫn an toàn nhờ xuất khẩu, giải ngân vốn FDI, kiều hối vẫn tăng trưởng tốt.

Thị trường Vàng

Tuần qua, giá vàng trong nước điều chỉnh giảm trong khi giá vàng thế giới vẫn ghi nhận một tuần tăng giá bất chấp đợt điều chỉnh giảm trong hai phiên cuối tuần nhờ triển vọng hạ lãi suất của Fed. Trong nước, giá vàng biến động mạnh nhất trong hai phiên cuối tuần khi vàng miếng SJC điều chỉnh giảm trong biên độ 500.000 - 1.800.000 đồng/lượng. Hiện, giá mua vào cao nhất của vàng miếng SJC là 77,8 triệu đồng/lượng và giá bán ra cao nhất là 80,02 triệu đồng/lượng. 

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (24.950 đồng), giá vàng thế giới tương đương 65,05 triệu đồng/lượng, thấp hơn 15,27 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Thị trường Chứng khoán

    Thế giới

Dow Jones giảm hơn 300 điểm, chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Sáu (22/03), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay sau những phiên lập kỷ lục liên tiếp.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22.03, chỉ số Dow Jones mất 305.47 điểm (tương đương 0.77%) còn 39,475.90 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0.14% xuống 5,234.18 điểm. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite tiến 0.16% lên mức kỷ lục mới là 16,428.82 điểm.

Cả 3 chỉ số chính đều tăng tốt trong tuần này, với S&P 500 cộng 2.3%. Dow Jones chỉ tăng 2% trong tuần tốt nhất kể từ tháng 12/2023. Nasdaq Composite có thành tích vượt trội hơn trong 3 chỉ số này, vọt gần 2.9%.

Đồng giám đốc đầu tư Keith Lerner của Truist cho biết: “Quan điểm của chúng tôi là xu hướng chung vẫn tích cực đối với thị trường, đặc biệt là khi bạn thấy sự đột phá của các mức đỉnh mới, đồng thời các chỉ số đang hướng tới tháng tăng thứ 5 liên tiếp”.

Một lý do khiến thị trường lạc quan bắt nguồn từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này. Ngân hàng trung ương đã giữ nguyên lãi suất và nhận định từ Chủ tịch Fed Jerome Powell củng cố quan điểm rằng việc hạ lãi suất sẽ diễn ra bất chấp số liệu lạm phát nóng gần đây đã khiến một số nhà đầu tư lo ngại về thời điểm nới lỏng chính sách bị trì hoãn.

“Điều đó đủ để thị trường này tiến lên”, ông Lerner nói.

Cổ phiếu FedEx vọt hơn 7% sau khi công bố lợi nhuận điều chỉnh vượt kỳ vọng của các chuyên gia phân tích, còn cổ phiếu Nike sụt 6.9% do dự báo gây thất vọng và doanh số bán hàng tại Trung Quốc suy giảm. Cổ phiếu Lululemon bốc hơi 15.8% do triển vọng yếu kém và tăng trưởng chậm chạp ở Bắc Mỹ, ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2020.

Các chỉ số chính khép phiên ngày 21/03 tại mức cao kỷ lục trong phiên thứ 2 liên tiếp, và ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại trong phiên. Ngày 21/03 cũng là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của 3 chỉ số này, với Dow Jones kết thúc gần ngưỡng 40,000 điểm.

Trong nước  

Chứng khoán tuần 18-22/03/2024 duy trì triển vọng tích cực, VN Index kết tuần tăng điểm tốt đồng thời duy trì đà tăng so với tuần trước đó. Ngoài ra, khối lượng giao dịch vẫn duy trì tích cực trên mức trung bình 20 tuần cho thấy dòng tiền trên thị trường đang giao dịch rất sôi động. Tuy nhiên, áp lực bán mạnh từ khối ngoại vẫn còn khá lớn sẽ gây cản trở chính đến đà tăng của chỉ số trong thời gian tới.

Các chỉ số chính tăng trong phiên cuối tuần, kết phiên, VN-Index tăng 5.38 điểm, lên mức 1,281.8 điểm; HNX-Index tăng 0.54 điểm, lên mức 241.68 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tổng cộng tăng 18.02 điểm (+1.43%), HNX-Index tăng 2.14 điểm (+0.89%).

Thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khá tích cực khi chỉ số hồi phục trở lại và tiếp tục duy trì đà tăng sau đợt giảm mạnh vào 2 phiên đầu tuần. Bên cạnh đó, áp lực bán ròng liên tiếp của khối ngoại trong tuần qua sẽ gây cản trở cho động lực tăng trưởng của chỉ số. Kết phiên, VN-Index đóng cửa với mức tăng 5.38 điểm, tương đương 0.42%.

Xét theo mức độ đóng góp, BID, VCB và CTG là những mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index với đóng góp gần 4.5 điểm cho chỉ số. Ở chiều ngược lại, FPT, VNM và GAS là các mã có tác động tiêu cực nhất. Tính riêng FPT đã lấy đi gần 0.4 điểm của chỉ số.

Kết phiên giao dịch trong ngày 22/03/2024, chỉ số tăng điểm khá tích cực đồng thời đà tăng tiếp tục được củng cố. Xét về nhóm ngành, thiết bị điện, ngân hàng và chứng khoán ghi nhận mức tăng trưởng tích cực góp phần vào đà tăng của chỉ số. Với nhóm thiết bị điện, các mã cổ phiếu vẫn giữ mức tăng tốt từ đầu phiên như GEX (+6.4%), POT (+3.45%), PHN (+6.67%), KSD (+2.7%), VTH (+3.8%).

Về nhóm ngân hàng cũng ghi nhận đóng góp tích cực cho chỉ số như VCB (+1.26%), BID (+2.26%), CTG (+2.29%), MBB (+1.62%), MSB (+1.01%), EIB (+1.1%), NVB (+0.93%).

Ngược lại, nhóm ngành nông - lâm - ngư không mấy tích cực khi ghi nhận mức giảm 0.99%. Điều này tác động đến các mã cổ phiếu như HAG, VIF, HNG, SSC,… đều nhuộm sắc đỏ.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng gần 3,102 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại bán ròng hơn 3,192 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng hơn 90 tỷ đồng trên sàn HNX.

D2D tăng 17.5%: D2D ghi nhận tuần giao dịch khởi sắc với mức tăng 17.5%. Cổ phiếu liên tục tăng mạnh với sự xuất hiện của mẫu hình nến Rising Window kèm theo khối lượng giao dịch vượt trên mức trung bình 20 ngày. Điều này cho thấy tâm lý phấn khởi của nhà đầu tư.

Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã cho tín hiệu mua trở lại nên đà tăng của chỉ số trong ngắn hạn sẽ còn tiếp diễn.

VRC giảm 12.23%: VRC trải qua tuần giao dịch đầy tiêu cực khi giảm điểm 4/5 phiên. Đồng thời khối lượng giao dịch liên tục trồi sụt thất thường cho thấy tâm lý không ổn định của nhà đầu tư. Ngoài ra, chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đang cho tín hiệu bán nên đà giảm sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

- Thị trường Upcom

Tuần qua giao dịch từ ngày 18-22/3 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng 70,51 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 3.105,03 tỷ đồng, giảm 31,45% về lượng nhưng tăng 8,96% về giá trị so với tuần trước đó từ 11-15/3 (bán ròng 2.849,75 tỷ đồng).

Chỉ số

Điểm

KLGD

(triệu đơn vị)

GTGD

(tỷ đồng)

KLGD bình quân/

phiên trong tuần

GTGD bình quân/ phiên trong tuần

Vn-Index

1,281,80

1,377,676,890

34,734,15

1.233,698,411

30,423,88

HNX-Index

241,68

121,980,610

2,557,08

127,942,834

2,672,92

Nguồn: Phân tích và Dự báo, SRTC