Trang chủ >

Nghiên cứu - Phân tích

Thông tin kinh tế tài chính từ ngày 29/7/2024 đến ngày 2/8/2024

         Tin kinh tế vĩ mô

Các bộ ngành đề nghị bỏ xăng, điều hòa ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, song Bộ Tài chính không đồng ý.

Góp ý về sửa Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tư pháp cho rằng hiện đối tượng chịu thuế tại dự thảo cơ bản kế thừa quy định hiện hành. Họ đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá toàn diện hơn để có cơ sở đề xuất loại bỏ một số mặt hàng đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ra khỏi đối tượng đánh thuế.

Cơ quan này dẫn ví dụ xăng E5 - E10 là loại nhiên liệu có hàm lượng 5%, 10% cồn sinh học, là đầu vào của nhiều ngành sản xuất nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt có thể không còn phù hợp. "Mục đích của loại thuế này là định hướng tiêu dùng nhưng chưa có mặt hàng thay thế xăng cho sản xuất nên không có lựa chọn", Bộ Tư pháp nêu quan điểm.

Tương tự, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng khoáng nhưng có thể xem xét điều chỉnh tăng thuế suất bảo vệ môi trường để phù hợp với mục tiêu đánh thuế.

Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với xăng là 10%, xăng E5 8% và xăng E10 là 7%; dầu không phải chịu loại thuế này. Xăng RON 95-III hiện ở mức 22.880 đồng, dầu diesel là 20.320 đồng. Như vậy, trong mỗi lít xăng hiện có hơn 2.000 đồng là thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính trước thuế VAT).

Đồng thời, mỗi lít xăng bán ra cũng đang phải chịu thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng, E5 là 1.900 đồng và dầu diesel 1.000 đồng.

Trước đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng nhiều lần đề nghị nhà chức trách nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng do không phải hàng xa xỉ. Trong khi, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ môi trường sẽ bị trùng mục tiêu với thuế bảo vệ môi trường đang áp lên mặt hàng này.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, gồm cả xăng sinh học, là phù hợp, chưa thể bỏ trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu, cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào 2050. "Quy định này nhằm điều tiết tiêu dùng với mặt hàng cần sử dụng tiết kiệm, phù hợp thông lệ quốc tế", cơ quan này cho biết.

Theo Bộ Tài chính, xăng E5, E10 được pha chế theo tỷ lệ tương ứng 95%, 90% xăng RON 92 và 5%, 10% cồn sinh học. Còn xăng khoáng là nhiên liệu gốc hoá thạch, không tái tạo, do đó, cần sử dụng tiết kiệm, nên hầu hết quốc gia đều thu thuế này.

Để khuyến khích xăng sinh học, Việt Nam đang thu loại thuế tiêu thụ đặc biệt với loại này thấp hơn xăng khoáng, giống như hầu hết các nước, như Pháp, Đức, Italy, Anh, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Campuchia, Lào.

Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 22-23 triệu m3, tấn xăng dầu các loại. Theo số liệu của Bộ Công Thương, nửa đầu năm nay, cả nước tiêu thụ khoảng 13,2 triệu m3, tấn xăng dầu. Mức này giảm khoảng 0,2% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Xăng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1995. Theo Bộ Tài chính, năm 2021, số thu thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng các loại khoảng 9.777 tỷ đồng, gồm cả nhập khẩu và nội địa, chiếm 6,88% tổng thu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thị trường Tiền tệ 

Thị trường ngoại tệ

Trong tuần từ 29/7 đến 2/8, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng 2 phiên đầu tuần rồi giảm trở lại 3 phiên cuối tuần. Chốt ngày 2/8, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.242 VND/USD, giảm 7 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Sở giao dịch NHNN tiếp tục niêm yết giá mua - bán USD ở mức 23.400 VND/USD, tỷ giá bán giao ngay ở mức 25.450 VND/USD ở tất cả các phiên. Tỷ giá liên ngân hàng trong tuần giao dịch theo xu hướng giảm. Kết thúc phiên 2/8, tỷ giá liên ngân hàng đóng cửa tại 25.213 VND/USD, giảm mạnh 97 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

USD đã tăng giá trở lại sau khi cuộc xung đột ở Trung Đông diễn ra làm thúc đẩy nhu cầu tìm đến đồng tiền trú ẩn an toàn. Chỉ số USD Index (DXY)đã tăng trở lại lên mức 104,35. EUR giảm 0,07% xuống mức 1,0784 USD đổi một EUR, trong khi bảng Anh (GBP) giảm 0,11% xuống 1,2726 USD đổi 1 GBP. Tỷ giá USD/JPY ở mức 149,25, giảm 0,08%. Mối lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng ở Trung Đông ngày càng gia tăng đang tạo thêm sức hấp dẫn cho đồng USD như một nơi đầu tư an toàn. USD cũng tăng trở lại khi đợt bán tháo vào thứ 4 được cho là đã kết thúc sau những bình luận ôn hòa của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày của ngân hàng trung ương.

Thị trường nội tệ

Tuần từ 29/07 - 02/08, lãi suất VND LNH biến động theo xu hướng giảm với tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống. Chốt ngày 02/08, lãi suất VND LNH giao dịch quanh mức: ON 4,77% (-0,16 đpt); 1W 4,83% (-0,17 đpt); 2W 4,88% (-0,12 đpt); 1M 5,0% (-0,02 đpt).

Trên thị trường mở tuần qua từ 29/07 - 02/08, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 28.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,5%. Có 23.965,73 tỷ đồng trúng thầu, có 59.044,97 tỷ đồng đáo hạn tuần qua.

NHNN chào thầu tín phiếu NHNN kỳ hạn 14 ngày, đấu thầu lãi suất ở tất cả các phiên. Hết tuần, có tổng cộng 61.300 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất trúng thầu giữ ở mức 4,50%; có 48.100 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

Như vậy, NHNN hút ròng 48.279,24 tỷ đồng từ thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 23.965,73 tỷ, khối lượng tín phiếu lưu hành ở mức 77.500 tỷ đồng.

Ngày 31/07, KBNN gọi thầu thành công 5.020 tỷ đồng/11.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu, tỷ lệ trúng thầu đạt 44%. Trong đó, kỳ hạn 5Y huy động thành công toàn bộ 1.000 tỷ đồng gọi thầu, 10Y huy động được 3.950 tỷ đồng/7.000 tỷ đồng gọi thầu, 30Y huy động được 70 tỷ đồng/500 tỷ đồng gọi thầu. Kỳ hạn 15Y gọi thầu 3.000 tỷ đồng nhưng không có khối lượng trúng thầu. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 5Y là 1,94% (+0,09 đpt so với phiên đấu thầu trước), 10Y là 2,76% (không đổi), 30Y là 3,10% (không đổi).

Trong tuần này, ngày 07/08, KBNN dự kiến chào thầu 11.000 tỷ đồng TPCP, trong đó kỳ hạn 5Y chào thầu 1.500 tỷ đồng, 10Y chào thầu 6.000 tỷ đồng, 15Y 3.000 tỷ đồng và 20Y chào thầu 500 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch Outright và Repos trên thị trường thứ cấp tuần qua đạt trung bình 8.188 tỷ đồng/phiên, giảm mạnh so với mức 17.299 tỷ đồng/phiên của tuần trước đó. Lợi suất TPCP trong tuần qua biến động nhẹ ở các kỳ hạn 5Y-15Y. Chốt phiên 02/08, lợi suất TPCP giao dịch quanh 1Y 1,88% (không đổi so với phiên cuối tuần trước); 2Y 1,89% (không đổi); 3Y 1,91% (không đổi); 5Y 1,98% (-0,005 đpt); 7Y 2,30% (+0,003 đpt); 10Y 2,79% (-0,01 đpt); 15Y 2,96% (-0,001 đpt); 30Y 3,19% (không đổi).

Thị trường Vàng

Tuần qua, giá vàng thế giới tăng mạnh nhờ triển vọng Fed sẽ hạ lãi suất vào cuộc họp tháng 9 và dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn kỳ vọng. Giá vàng trong nước cũng ghi nhận phục hồi nhẹ. Hiện tại, giá vàng SJC mua vào là 77,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 79,8 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. 

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (25.380 đồng), giá vàng thế giới tương đương 74,7 triệu đồng/lượng, thấp hơn 5,1 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Thị trường Chứng khoán

Thế giới

Làn sóng bán tháo lan rộng trên thị trường tài chính toàn cầu vào thứ Sáu, sau khi báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ gây sốc với số liệu yếu hơn nhiều so với dự kiến, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.

Tính tới lúc 21h30 ngày 02/08 (giờ Việt Nam), trên Phố Wall, chỉ số Dow Jones lao dốc 716 điểm (1.78%), S&P 500 giảm 2.28%, trong khi Nasdaq Composite mất tới 3.3%. Đáng chú ý, chỉ số biến động VIX - thước đo "nỗi sợ" của thị trường - tăng vọt lên 21.51 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Làn sóng bán tháo lan rộng trên nhiều nhóm ngành, nhưng đặc biệt tập trung vào các cổ phiếu công nghệ và những doanh nghiệp nhạy cảm với chu kỳ kinh tế. Cổ phiếu Amazon dẫn đầu đà giảm với mức sụt 9% sau khi công bố doanh thu quý 2 và dự báo đáng thất vọng. Intel thậm chí còn giảm mạnh hơn, mất tới 26% giá trị sau khi công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đưa ra dự báo yếu. Ngay cả gã khổng lồ Apple cũng không thoát khỏi áp lực bán, dù công ty vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 vượt dự báo.

Tâm lý lo ngại nhanh chóng lan rộng ra thị trường toàn cầu. Tại châu Âu, chỉ số Stoxx 600 giảm 2.48%, rơi xuống dưới mốc 500 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 4. Gần như tất cả các ngành đều chìm trong sắc đỏ, với nhóm công nghệ dẫn đầu đà giảm (-6%). Các cổ phiếu ngân hàng và dịch vụ tài chính cũng chịu áp lực mạnh, giảm lần lượt 4% và 4.94%.

Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn đang có những động thái trái chiều. Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020, trong khi Fed giữ nguyên lãi suất và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) lại tăng lãi suất.

Trong cuộc họp ngày 31/07, Fed nhận định các hoạt động kinh tế Mỹ vẫn mở rộng một cách vững chắc. Số việc làm tăng lên ở tốc độ vừa phải, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, lạm phát đã hạ nhiệt trong một năm vừa qua nhưng phần nào đó vẫn ở mức cao. Những tháng gần đây đã có thêm một số tiến bộ trong việc hướng lạm phát về mức mục tiêu 2,0%. Ủy ban CSTT (FOMC, thuộc Fed) đánh giá rủi ro trong quá trình đạt được mục tiêu việc làm và lạm phát đang trở nên cân bằng hơn. Triển vọng kinh tế là không chắc chắn và FOMC sẽ chú ý tới rủi ro ở cả hai bên trong nhiệm vụ kép của mình. Theo đó, FOMC quyết định giữ nguyên LSCS trong cuộc họp này ở mức 5,25% - 5,50%. FOMC cho rằng việc giảm LSCS sẽ phù hợp khi FOMC có niềm tin vững chắc hơn rằng lạm phát đang tiến tới 2,0% một cách bền vững

Trong nước  

Các chỉ số chính đảo chiều tích cực trong phiên cuối tuần. Kết phiên 02/08, VN-Index tăng 0.79%, lên mức 1,236.6 điểm; HNX-Index tăng 1.02%, đạt mức 231.56 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index giảm tổng cộng 5.51 điểm (-0.44%), HNX-Index giảm 5.10 điểm (-2.15%).

Thị trường trải qua thêm một tuần giảm điểm, tưởng chừng tâm lý bi quan sẽ khiến chỉ số lần nữa quay về mốc lịch sử 1,200 điểm, nhưng lực cầu giá thấp đã kịp trở lại vào chiều cuối tuần, giúp VN-Index thu hẹp đà giảm. Tuy nhiên, sự hồi phục này của chỉ số không đi kèm sự gia tăng thanh khoản, nên rủi ro ngắn hạn vẫn đang hiện hữu. Tổng khối lượng giao dịch của tuần này có cải thiện so với tuần trước nhưng chưa đáng kể, thanh khoản vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần. Kết phiên 02/08, VN-Index đóng cửa với mức tăng 9.64 điểm, tương đương 0.79%.

Xét về mức độ đóng góp, BID là mã tác động tích cực nhất hôm nay giúp VN-Index tăng hơn 1.3 điểm. Theo sau là các cổ phiếu GVR, TCB, HPG, HVN cũng có phiên tỏa sáng, mỗi cổ phiếu góp gần 1 điểm tăng cho chỉ số chung. Ở chiều ngược lại, VCB không thể hồi phục cùng thị trường chung, giảm hơn 2% khiến VN-Index mất hơn 2.6 điểm. Bên cạnh đó, FPT, VHM và LPB cũng trải qua phiên giao dịch tiêu cực khiến chỉ số mất thêm hơn 1.3 điểm.

Kết phiên giao dịch ngày 02/08, hầu hết các nhóm ngành đều đảo chiều tích cực. Tiên phong dẫn dắt thị trường là nhóm dịch vụ tài chính với mức tăng 3.22%. Lực cầu xuất hiện ở nhóm chứng khoán vào đầu giờ chiều đã lan tỏa đà tăng nhanh chóng ra khắp thị trường, nổi bật là các mã FTS, CTS và BSI tăng trần, SSI (+3.14%), VCI (+3.09%), VND (+1.67%),…

Nhóm nguyên vật liệu cũng giao dịch tích cực với mức tăng 2.12%. Đóng góp lớn từ các cổ phiếu: HPG (+2.06%), HSG (+2.88%), NKG (+2.83%), GVR (+3.03%), DGC (+1.04%), DCM (+3.37%),…

Theo sau là nhóm công nghiệp cũng có sự bứt phá với công lớn thuộc về các cổ phiếu hàng không, bao gồm HVN tăng trần, ACV (+2.23%) và VJC (+0.58%). Các nhóm tiêu dùng thiết yếu và tiêu dùng không thiết yếu cũng tăng trên 1%, nổi bật là VNM (+1.71%), MCH (+2.95%), MWG (+1.29%), PLX (+4.86%), PNJ (+1.23%),…

Ở chiều ngược lại, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và năng lượng là những nhóm ngành chưa thể thoát khỏi sắc đỏ, với mức giảm lần lượt là 1.31%, 1.10% và 0.52%.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 644 tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 583 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 61 tỷ đồng trên sàn HNX.Các chỉ số chính lấy lại được sắc xanh sau khi giằng co khá quyết liệt trong phiên cuối tuần. Kết phiên ngày 23/08, VN-Index tăng 0.2%, lên mức 1,295.32 điểm; HNX-Index tăng 0.67%, đạt mức 240.07 điểm. Xét cho cả tuần, VN-Index tăng tổng cộng 33.09 điểm (+2.64%), HNX-Index tăng 4.92 điểm (+2.09%).

Thị trường tiếp đà hồi phục mạnh mẽ trong tuần qua. Sau khi mở gap tăng từ đầu tuần, chỉ số bứt phá thêm hơn 30 điểm trong bối cảnh thanh khoản khá tích cực. Tuy vậy, lực cầu có dấu hiệu chững lại trong 2 phiên cuối tuần khi VN-Index tiến tới thử thách ngưỡng kháng cự mạnh 1,300 điểm. Kết phiên 23/08, VN-Index đóng cửa với mức tăng 2.54 điểm, tương đương 0.2%.

Xét về mức độ đóng góp, GVR, HPG, CTG và VNM là những mã góp công lớn nhất giúp chỉ số lấy lại được sắc xanh, kéo VN-Index tăng gần 2 điểm. Ở chiều ngược lại, FPT, LPB và VRE tuy tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung nhưng mức độ ảnh hưởng là không quá đáng kể.

Lực cầu hôm nay tập trung ở các cổ phiếu trụ nên nhiều nhóm ngành vẫn bị sắc đỏ chi phối. Trong đó, nhóm dịch vụ viễn thông xếp cuối bảng, giảm 1.10%. Ảnh hưởng chủ yếu từ VGI (-1.58%), FOX (-0.32%), FOC (-0.95%) và YEG (-0.82%). Các nhóm năng lượng, công nghệ thông tin, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe cũng giảm nhẹ dưới 1%.

Ở phía tích cực, nhóm nguyên vật liệu dẫn đầu với mức tăng 0.6%. Điểm nhấn thuộc về các cổ phiếu ngành thép khi có phiên chiều ngược dòng thành công như HPG (+1.17%), HSG (+2.17%), NKG (+3.02%), TVN (+1.02%) và VGS (+4.18%). Các nhóm tiêu dùng thiết yếu và tài chính cũng góp công lớn giữ nhịp chỉ số với sắc xanh của các cổ phiếu lớn như VNM (+0.94%), MCH (+0.24%), VHC (+2.51%), IDP (+3.85%); CTG (+1.01%), MBB (+0.61%), SSI (+1.51%), BVH (+3.35%),…

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 1.2 ngàn tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần này. Trong đó, khối ngoại bán ròng gần 968 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 255 tỷ đồng trên sàn HNX.

 

            Thị trường Upcom

Tuần qua từ ngày 29/07-02/08, giao dịch NĐTNN mua ròng 2,184,564 đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt hơn hơn 34,5 tỷ đồng. Tự doanh mua ròng 2,913,700 đơn vị cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 56,5 tỷ đồng. Kết thúc tuần giao dịch, UPCOM-Index đóng cửa ở 93.77 điểm, giảm 1.41% so với tuần trước  

 

Chỉ số

Điểm

KLGD

(đơn vị)

GTGD

(tỷ đồng)

KLGD bình quân/

phiên trong tuần

GTGD bình quân/ phiên trong tuần

Vn-Index

1,236.60

3,492,709,207

80,472

698,541,841

16,094

HNX-Index

231.56

331,548,664

6,455

66,309,733

1,291

            Thị trường Bất động sản

Ba luật sửa đổi quan trọng về bất động sản gồm Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản cùng có hiệu lực từ đầu tháng 8/2024. Theo chuyên gia, các luật được thi hành sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch ban đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung và giá một số phân khúc địa ốc. Nguồn cung nhà ở thương mại có thể tiếp tục khan hiếm. Bởi, Luật Đất đai 2024 quy định chủ đầu tư muốn triển khai dự án nhà ở thương mại chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở. Trong khi dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà thương mại không có đất ở vẫn chưa được Quốc hội thông qua. Điều này khiến các dự án theo hình thức chấp thuận chủ trương đầu tư mà không có đất ở vẫn bị kẹt. Việc định giá đất theo thị trường giúp người dân được bồi thường thỏa đáng, doanh nghiệp có tài chính mạnh sẽ giải phóng mặt bằng nhanh hơn. Tuy nhiên, chi phí phát triển dự án sẽ cao hơn trước khiến chủ đầu tư phải nâng giá thành sản phẩm, kéo theo giá sơ cấp trên thị trường tăng lên. Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi siết chặt phân lô bán nền sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và giá bán của đất nền. Bởi, lô đất nền tách thửa đã có giấy chứng nhận ở các địa phương bị cấm phân lô (khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III) có thể bị nâng giá lên, nhưng "khó tăng giá vô tội vạ thành sốt ảo".

Nguồn: Phòng Phân tích và Dự báo, SRTC